Kỹ thuật trồng rau thủy canh tĩnh tiết kiệm diện tích cho gia đình thành phố

Thủy canh là phương pháp trồng cây không sử dụng đất mà sử dụng nước. Tuy phương pháp này đã xuất hiện khá lâu nhưng chưa phổ biến do mô hình trước đây khá phức tạp. Trước đây để trồng rau thủy canh đòi hỏi người trồng phải có kiến thức và kinh nghiệm rất nhiều. Bài viết này BKFAST sẽ chia sẻ kỹ thuật trồng rau thủy canh tĩnh với bộ thiết bị trồng rau sạch BKFAST. Phương pháp này không những đơn giản mà còn tiết kiệm diện tích, chi phí.

rau-diep-trong-thuy-canh
Rau diếp được trồng bằng kỹ thuật trồng rau thủy canh tĩnh

Kỹ thuật trồng rau thủy canh tĩnh bằng bộ thiết bị trồng rau sạch BKFAST

Kỹ thuật trồng rau thủy canh tĩnh bằng bộ thiết bị trồng rau sạch BKFAST rất đơn giản, tiết kiệm và an toàn cho sức khỏe con người và thân thiện với môi trường.

Bước 1: Chuẩn bị dụng cụ

Tất cả những gì bạn cần chuẩn bị là bộ thiết bị trồng rau sạch BKFAST. Bộ thiết bị bao gồm:

  • 06 Thùng lớn (Mỗi thùng chứa 13,5 lít nước)
  • 06 Nắp nhựa
  • 36 Rọ nhựa
  • Tặng kèm: 36 Giá thể xơ dừa + 01 bộ dinh dưỡng thuỷ canh (Pha đủ cho 06 thùng lớn) + 01 túi hạt giống

Đặc điểm:

  • Lắp ráp đơn giản, gọn gàng
  • Được làm hạt nhựa PP và ABS nguyên sinh đảm bảo vệ sinh, an toàn thực phẩm
  • Nhẹ, bền, đẹp, màu xanh lá cây giúp ngăn ngừa rêu
  • Trên thân thùng có lỗ thoát nước: Giúp pha nước dễ dàng (Nước trong thùng đến miệng lỗ thoát nước là đủ 13,5 lít nước), Khi trời mưa hoặc tưới nước không bị đọng gây ngập úng chết cây.
thiet-bi-trong-rau-thuy-canh-bkfast
Bộ thiết bị trồng rau sạch tại nhà BKFast

Bước 2: Gieo hạt

  • Việc đầu tiên của quá trình gieo hạt là cần ngâm giá thể trong khoảng 5-10 phút để giá thể nở ra.
  • Sau đó gieo hạt vào các giá thể đã ngâm. Mỗi giá thể gieo khoảng 5 hạt giống.
gieo-hat-trong-thuy-canh
Hình ảnh khi ngâm giá thể và gieo hạt

Bước 3: Chăm sóc trong rau trong quá trình gieo hạt

Quá trình gieo hạt đến khi nảy mầm kéo dài từ 3 đến 5 ngày. Chú ý trong quá trình này cần tưới nước thường xuyên mỗi ngày để cung cấp đủ lượng nước cho quá trình nảy mầm.

cay-con-thuy-canh
Mầm rau thủy canh sẽ nảy sau 3-5 ngày

Trong quá trình này cần chú ý phơi nắng cho mầm mỗi ngày để mầm phát triển xanh tốt và cứng cáp. Tỉa bớt cây với trường hợp 1 giá thể chứa quá nhiều cây con. Sau đó đưa giá thể chứa mầm vào rọ thủy canh để chuẩn bị đưa lên hệ thống.

Bước 4: Chuẩn bị dung dịch thủy canh

  • Bộ dưỡng chất thủy canh bao gồm 6 gói nhỏ tương ứng với 6 thùng nước. Mỗi thùng đổ khoảng 2/3 thể tích nước sạch và cho các gói dưỡng chất nhỏ vào hòa tan.
  • Bước này tuy dễ nhưng rất quan trọng bởi dung dịch thủy canh ảnh hưởng rất nhiều đến quá trình phát triển của rau thủy canh. Bởi rau hấp thụ dinh dưỡng dinh dưỡng từ dung dịch đó.
  • Sau đó nắp nắp nhựa lại.
  • Trước ngày thu hoạch khoảng 1 tuần thì hòa tan gói S8 bổ sung vào các thùng.

Bước 5: Đưa cây con lên hệ thống và chăm sóc

Sau khi chuẩn bị xong dung dịch thủy canh thì tiến hành đưa cây con lên hệ thống. Nên chọn địa điểm đặt thùng thủy canh ở nơi có ánh sáng để cây có thể quang hợp. Tốt hơn nên đặt thùng thủy canh ở chỗ có mái che để tránh nước mưa làm loãng dung dịch thủy canh.

cay-con-thuy-canh
Cây con được đưa lên hệ thống sau 3-5 ngày

Trong quá trình chăm sóc, nên tưới nước cho rau 2-3 lần/ tuần bằng bình xịt. Chú ý nếu phát hiện ra sâu bệnh cần loại bỏ ngay để tránh lây lan qua rễ.

Ngoài ra, nên khuấy dung dịch trong thùng lên khoảng 2-3lần/ lần. Điều này giúp bổ sung oxi cho dung dịch thủy canh. Tạo điều kiện cho rau thủy canh phát triển tốt nhất.

Bước 6: Thu hoạch

Sau khoảng 30-45 ngày với tùy loại rau thì rau thủy canh có thể thu hoạch được.

  • Với các loại rau như: rau muống, rau thơm, mồng tơi,… thì khi thu hoạch cần cắt cách gốc 7-10 cm để cho nhánh phát triển cho đợt thu hoạch tiếp theo. Đây là các loại rau chỉ cần gieo 1 lần có thể ăn cả năm.
  • Với các loại rau như: Rau cải, rau diếp,hành lá,… thì khi thu hoạch sẽ nhổ cả rễ. Với những loại rau này, nếu muốn ăn thì cần gieo lại từ đầu.
rau-den-trong-thuy-canh
Rau dền trồng theo kỹ thuật trồng rau thủy canh tĩnh có thể thu hoạch

Ưu, nhược điểm của kỹ thuật trồng rau thủy canh tĩnh

Ưu điểm

  • Kỹ thuật đơn giản, phù hợp với nhiều đối tượng như: người già, đàn ông, trẻ con,…
  • Không tốn điện năng cho bơm nước, hay phun sương.
  • Công chăm sóc bỏ ra ít, năng suất lại cao.
  • Trồng được hầu hết các loại rau.
  • Không cần dùng đất, giúp môi trường xanh mát phù hợp với các hộ gia đình thành phố.

Nhược điểm

  • Vì rễ cây được nhúng trong dung dịch thủy canh nên dễ dẫn đến hiện tượng thối rễ do vi khuẩn yếm khí.
  • Nếu mầm bệnh xuất phát từ rễ sẽ lây lan sang cả thùng qua dung dịch dưỡng chất.
  • Giá thể luôn ẩm ướt, có thể là môi trường cho một số vi khuẩn có hại phát triển.

Qua những thông tin về kỹ thuật trồng rau thủy canh tĩnh mà BKFAST chia sẻ hy vọng là thông tin hữu ích với bạn. Để được tư vấn đề trồng rau thủy canh hãy gọi cho chúng tôi qua hotline: 0914 540 555.

Bài viết liên quan

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Call Now

zalo-icon
facebook-icon