Cây thủy sinh là loại cây mang đến vẻ đẹp thanh mát và tươi mới cho không gian sống. Vì vậy trồng cây thủy sinh trong nhà là xu hướng được nhiều người lựa chọn. Bao gồm cây thủy sinh trong bể cá và cây thủy sinh để bàn. Đây là các loại cây phát triển nhanh, cần ít ánh nắng. Hơn nữa mỗi loại cây thủy sinh lại mang những ý nghĩa rất riêng đối với gia chủ. Sau đây là các cách trồng cây thủy sinh trong nhà vô cùng đơn giản.
Lợi ích của việc trồng cây thủy sinh
Cây thủy sinh để bàn
- Trồng cây thủy sinh để bàn sẽ tô điểm thêm màu sắc cho không gian sống.
- Giúp thanh lọc không khí, giảm stress và mang lại sự sáng tạo cho con người.
- Chắc chắn nếu bạn là người yêu thích cây thủy sinh bạn sẽ biết mỗi loại cây đều mang trên mình những vẻ đẹp, ý nghĩa riêng. Mang lại niềm hạnh phúc, tài lộc và may mắn cho gia chủ.
Cây thủy sinh trong bể cá
- Tạo cảnh quan và hệ sinh thái đa dạng trong bể cá hoặc bể thủy canh.
- Hấp thụ khí CO2 và cung cấp thêm O2 cho bể cá . Loại bỏ được rêu tảo và rong rêu giúp làm sạch bể cá.
- Các loại cây thủy sinh hấp thụ và loại bỏ các chất thải, các kim loại nặng có trong bể cá.
Cách trồng cây thủy sinh trong nhà
Cây thủy sinh để bàn
Cây thủy sinh để bàn mang lại cho con người cảm giác thoải mái. Đây là những loại cây cần ít nắng. Khi trồng thủy canh sẽ sử dụng cây con tách chiết để trồng. Sau đây là một số loại cây mang lại sự may mắn và rất được ưa chuộng.
Cây bao thanh thiên
Đây là loại cây dạng thân thảo, mọc thành khóm. Theo phong thủy loại cây này có ý nghĩa xua đuổi phong long, trừ tà, bảo vệ khí vận cho gia chủ. Lá xanh xem ánh đỏ vàng, hoa trắng đem lại màu sắc hài hòa cho căn nhà.
Khi trồng lưu ý cung cấp lượng nước ngập qua phần gốc. Thay nước và dinh dưỡng thủy canh khoảng 1-2 lần/tuần.Đưa cây ra nắng thường xuyên để cây phát triển xanh tốt.
Cây kim ngân xoắn
Loại cây này có ý nghĩa mang lại và giữ gìn tiền tài cho gia chủ. Đây là loại cây trang trí nội thất nên rất được ưa chuộng sử dụng. Thân cây xoắn, dáng độc đáo, tán hẹp, nên cho tiếp xúc hàng ngày với ánh nắng.
Rễ cây là loại rễ chùm ,chắc khỏe, phát triển nhanh. Vì vậy khi trồng thủy canh nên đặt đá hoặc sỏi trang trí xuống đáy lọ. Bổ sung dinh dưỡng 1 lần/tuần để cây được xanh tốt. Tiến hành cắt tỉa lá vàng, úa, cho cây tiếp xúc với ánh nắng 1h/1 tuần.
Cây trầu kim thủy
Cây trầu kim thủy đặt bàn mang lại sự độc đáo, mới lạ cho căn nhà. Loại cây này mang ý nghĩa là sự may mắn và tiền tài cho gia chủ. Sự kết hợp màu xanh, vàng, trắng của cây đem lại thêm màu sắc cho căn phòng. Loại cây dây leo này còn có thể hiện sự nỗ lực, không ngừng cố gắng.
Quá trình trồng nên cho cây tiếp xúc ánh nắng 30phút/ngày. Bổ sung dinh dưỡng thủy canh 1lần/tuần.
Lưu ý nhỏ cho các bạn trồng cây thủy sinh trong nhà đó là cần lựa chọn các loại dinh dưỡng thủy canh thích hợp. Bạn có thể tham khảo sử dụng dinh dưỡng thủy canh BKFast. Cách pha đơn giản và cung cấp dinh dưỡng đầy đủ cho cây.
Cây thủy sinh trong bể cá, bể thủy sinh
Cỏ ngao mưu chiên
Loại cây này có thể sống ngập nước và bán ngập nước. Khi đặt trong bể cá sẽ tạo thành thảm cỏ xanh ngắt trong bể thủy sinh.
Khi trồng tách thành các cụm và đặt trong bể cá, cây sẽ lan ra rất nhanh. Khi trồng bổ sung thêm ánh sáng đèn led và bình sục khí để cây phát triển tốt hơn.
Cây thủy cúc
Loại cây này có hình dáng giống lá cây rau cải cúc. Lá cây màu xanh chuối, dễ trồng, phát triển nhanh. Khi trồng chỉ cần cắt lấy một phần thân và cắm xuống bể cá là phát triển thành cây mới.
Bổ sung thêm khí CO2 và ánh sáng thích hợp trong quá trình trồng.
Cây rong đuôi chó
Đây là loại cây thủy sinh trồng trong bể thủy sinh có dáng đẹp, dễ sống. Chỉ cần cắt một phần thân và đặt xuống bể là cây sẽ sinh trưởng rất nhanh. Vì phát triển rất nhanh nên khi trồng cần cắt tỉa thường xuyên.
Trên đây là một vài những cách trồng cây thủy sinh trong nhà mà bạn có thể áp dụng ngay tại nhà. Hy vọng bạn sẽ có những thông tin rất bổ ích qua bài viết này.